|

Heat map là gì? Tối đa hiệu quả website bằng Heat map

Heat map là gì?

Heatmap là một công cụ trực quan dữ liệu, thể hiện hành vi, tương tác của khách hàng khi truy cập vào website. Công cụ hỗ trợ giúp marketers đo lường, tracking website, tối ưu hoá quá trình chuyển đổi, mang lại hiệu quả tối đa website. Mức độ khách hàng tiếp cận website được được thể hiện qua biểu đồ màu sắc.

  • Màu càng đậm: khách tương tác nhiều
  • Màu lạnh: khách tương tác ít

Ứng dụng của Heatmap

Website là nơi thu hút khách hàng đến khi khách tìm kiếm một thông tin, sản phẩm/ dịch, một mong muốn của khách hàng.

Làm sao để hiểu được những hành trình của khách hàng đã làm gì trên website của bạn?

  • Khách hàng vào website tìm những thông tin gì?
  • Người dùng click vào những nơi đâu?
  • Người dùng ở lại các trang trên website trong thời gian bao lâu? Người dùng đi qua bao nhiêu trang trên website?
  • Tỉ lệ giữ chân nội dung của bạn trên website cao hay thấp? Nội dung có đủ hấp dẫn?
  • Thông tin về hành vi và thói quen khách hàng vào website của bạn?

Tất cả những câu trả lời trên sẽ có trong công cụ Heatmap. Cùng tìm hiểu sâu hơn qua bài viết này nhé!!

Những tính năng nổi bật của Heat map

Link map

Cho phép bạn nhìn thấy được trên trang web chứa những link nào? Biết được khách hàng click vào những đường link nào trên website là nhiều nhất?

Click map

Cho phép bạn biết được người dùng sẽ click vào những nút nào trên Website/ Landing Page của bạn? Từ đó điều chỉnh vị trí nút nhấn tăng tính trải nghiệm cho khách hàng.

Scroll map

Tính năng này hữu ích, giúp bạn biết được khách hàng đọc trang nào trên website nhiều nhất, người dùng dừng lại ở đoạn nào. Từ đó điều chỉnh content phù hợp.

Những tính năng đo lường hữu ích khác dành cho marketers

Báo cáo lượng traffic trên website

Báo cáo lượng Traffic, lượng Users (khách hàng vào trang ít hay nhiều), Page views (lượt xem trang), tỉ lệ Bounce Rate (tỉ lệ thoát trang), Time On Site (thời gian trên trang web, …)

Báo cáo nguồn traffic đến website

  • Báo cáo Source Summary: Báo cáo nguồn hiện tại khách đến website
  • Search enginesNguồn tìm kiếm từ đâu: Google, Cốc Cốc, Yahoo, Bing, …  
  • Keywords: Người dùng tìm kiếm đến trang từ những từ khoá nào (hình ảnh minh hoạ)
  • Social Networks: Người dùng đến từ những kênh social nào
  • Ad Systems: Báo cáo website được chạy quảng cáo trên những kênh nào
    • Messengers: Website được kết nối với nền tảng chatbot nào
    • UTM Tags: Tracking theo UTM đã được cài đặt sẵn

Báo cáo Audiences

Báo cáo nguồn khách hàng đến với website:

  • Geography: Báo cáo địa điểm users đến website
  • Long-term Interests: Biết được thói quen, những lĩnh vực user quan tâm
  • Age: Biết được tuổi tác user
  • Gender: Biết được giới tính khách hàng
  • Page Depth: Số trang người dùng tương tác trên website
  • Time On Site: Thời gian trải nghiệm trên trang
  • Traffic By Time Of Day: Thời gian traffic vào website trong này
  • Total Number Of Sessions: Số session trải nghiệm trên trang
  • Visit Frequency: Tần suất ghé thăm trang của user
  • Time Since First Session: Bao nhiêu ngày user sẽ trở lại website sau lần đầu tiên ghé thăm
  • Time Since Penultimate Session: Thời gian user sẽ quay trở lại website

Báo cáo hiệu quả content

Đo lường mức độ hiệu quả content dựa trên hành vi người dùng:

  • Popular: Mức độ truy cập trang nào cao nhất trên website
  • Exit Pages: Mức độ thoát trang khi users vào page
  • Page Title: Các bài viết được đọc nhiều nhất

Các báo cáo khác

Ngoài các báo cáo chính ở trên Heatmap còn cung cấp các thống kê, báo cáo về Technology, Monitoring, Ecommerce, Monetization, …

Cách thiết lập Heatmap cho website

Cách 1: Tạo thủ công bằng số điện thoại

Link đăng nhập: Tại đây

Điền đầy đủ thông tin: Họ tên, mật khẩu, số điện thoại, …

Cách 2: Tạo bằng cách liên kết với tài khoản Google

Lưu ý: Cập nhật những thông tin cần thiết

Choose Settings: Điền đầy đủ các trường trong ô trống:

  • Tag Name: Tên Website của bạn (Bạn có thể đặt tên dễ nhớ để quản lý website)
  • Website Address: Địa chỉ website bạn cần theo dõi
  • Time Zone: Điều chỉnh múi giờ
  • Notification Email: Địa chỉ email bạn muốn Yandex gửi thông báo
  • Bật Automatic Goal: Yandex sẽ thu thập dữ liệu, tracking các sự kiện trên website
  • Bật Session Replay, Scroll map, Form Analysis: Yandex sẽ tracking các tính năng nổi bật như click, scroll, map trên website

Chấp nhận các điều kiện trên Yandex

Copy đoạn code paste vào thẻ header trên website

Khi nào nên dùng Heatmap?

  • Đo lường hiệu quả, chất lượng content trên website: dựa vào tracking scroll map và click nắm được khách trải nghiệm trên trang, nơi nào khách dừng lại đọc nhiều, nơi nào người dùng lướt qua, nút nào người dùng hay click vào, nút nào người dùng ít click để đặt nút phù hợp
  • Tracking trải nghiệm người dùng trên website: dường như các yếu tố kể trên mục đích chính tăng tính trải nghiệm trên trang cho người dùng, tối ưu chuyển đổi, tối ưu call -to-action trên trang. Một số chỉ số bạn có thể quan tâm như time-on-site, tỉ lệ bounce-rate để đo lường mức độ, thời gian người dùng ở trên trang của bạn
  • Hiểu được insight, target audiences trên website: Dựa vào phần thống kê độ tuổi, khu vực địa lý, tính năng “long-term interests” biết được những lĩnh vực user quan tâm
  • Người dùng đến website từ những nguồn nào trên internet: Dựa vào tính năng Source Summary, Search engines. Khách đến từ các Platform nào trên internet, từ lượt search organic hay từ link redirect
  • Khi thay đổi một nội dung trên web, biết mức độ ảnh hưởng content với users mới: Doanh nghiệp thường test những chiến dịch khác nhau trên website để biết được mức độ hiệu quả. Ngoài việc biết được traffic, heat map còn có những báo cáo cụ thể đi vào từng nút nhấn, từng đường link, thời gian tương tác trên từng section của người dùng để doanh nghiệp ra những chiến dịch hiệu quả nhất

Hi vọng qua công cụ này có thể giúp các marketers hiểu thêm về công cụ heat map, có thêm một kiến thức, một công cụ mới áp dụng cho chính website mình, tối ưu hoá quá trình chuyển đổi trên website.

Mục lục